Lợi ích của nấm Linh chi trong hỗ trợ điều trị ung thư cổ tử cung và ung thư vú đã được chúng tôi đề cập ở các bài viết trước. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cập nhật một số thông tin về khả năng ức chế tế bào ung thư phổi của nấm Linh chi được báo cáo trong các công trình nghiên cứu khoa học.

Ung thư phổi và những con số

Ung thư phổi – còn được gọi là ung thư biểu mô phổi là một khối u phổi ác tính đặc trưng bởi sự tăng trưởng tế bào mất kiểm soát trong các mô phổi. Sự tăng trưởng này có thể lan ra ngoài phổi bởi quá trình di căn đến các bộ phận khác của cơ thể. Có hai loại chính là ung thư biểu mô phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư biểu mô phổi không tế bào nhỏ (NSCLC). Các triệu chứng phổ biến của ung thư phổi là ho (bao gồm ho ra máu), sụt cân, khó thở và đau ngực.

85% trường hợp ung thư phổi là do hút thuốc lá lâu dài. Khoảng 10–15% trường hợp xảy ra ở những người chưa từng hút thuốc lá. Những trường hợp này thường do kết hợp của yếu tố di truyền và tiếp xúc với các khí độc, hóa chất độc hại hay các dạng ô nhiễm không khí khác. Có thể thấy được khối u ung thư phổi trên ảnh chụp X quang ngực hoặc chụp cắt lớp (CT). Việc chẩn đoán được xác nhận bằng sinh thiết phổi và thường được thực hiện bằng nội soi phế quản.

Trên toàn thế giới vào năm 2012:

  • 1,8 triệu người mắc ung thư phổi
  • 1,6 triệu ca tử vong do ung thư phổi

Ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở nam giới và thứ hai ở phụ nữ (sau ung thư vú).

Lợi ích của nấm Linh chi trong hỗ trợ điều trị ung thư phổi

Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) (Leyss. Ex Fr.) Karst đã được sử dụng từ lâu để phòng ngừa và điều trị ung thư hoặc khối u trong y học cổ truyền Trung Quốc. Một số nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu khảo sát tác dụng ức chế tế bào ung thư phổi của nấm Linh chi trên các mô hình khác nhau bao gồm in vitro, in vivo và cả thử nghiệm lâm sàng trên người.

Lợi ích của nấm Linh chi trong hỗ trợ điều trị ung thư đã được báo cáo (Linh chi Trường Sinh)

Năm 2013, Feng L và cộng sự tiến hành nghiên cứu trên các tế bào ung thư A549 và chuột mang khối u Lewis để đánh giá tác động ức chế của triterpen lên sự tăng sinh tế bào và tăng trưởng khối u. Kết quả cho thấy các triterpen có khả năng ức chế tế bào ung thư A549 đáng kể với giá trị IC50 là 24,63 μg/mL. Phân tích trên chu kì tế bào cho thấy triterpen can thiệp và ngăn chặn chu kỳ tế bào ung thư A549 ở phase G2/M. Nhóm hoạt chất này cũng cho thấy tác dụng ức chế sự phát triển khối u ở chuột (30, 60 và 120 mg/kg).

Hộp quà Linh chi cho sức khỏe (Linh chi Trường Sinh)

Nghiên cứu của Sun LX và cộng sự năm 2014 cho thấy các tế bào ung thư giải phóng các chất trung gian ức chế miễn dịch, như PGE2, TGF-β, IL-10 và VEGF, để ức chế đáp ứng miễn dịch nhằm thoát khỏi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Polysaccharid chiết xuất từ nấm Linh chi đã chống lại sự ức chế miễn dịch này trong mô hình nuôi cấy tế bào động vật, do đó tạo điều kiện kiểm soát khối u.

Cũng trong năm 2014, một nghiên cứu khác của nhóm tác giả này đã chứng minh các polysaccharid chiết xuất từ nấm Linh chi ức chế các tế bào khối u ác tính như tế bào B16F10, tế bào LA795. RT-qPCR và xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme cho thấy sản xuất TGF-β1, IL-10 và VEGF trong các tế bào u ác tính B16F10 và LA795 bị ức chế bởi dịch chiết xuất polysaccharid nấm Linh chi.

Từ những lợi ích của nấm Linh chi được báo cáo trong các nghiên cứu khoa học có thể kết luận nấm Linh chi có khả năng ức chế tế bào ung thư, chống khối u và điều hòa miễn dịch cho cơ thể. Uống nấm Linh chi có thể góp phần hiệu quả vào liệu pháp trị liệu u ác tính và ung thư phổi.

Trả lời