LINH CHI VÀ CÁC LOẠI NẤM LINH CHI

Ngày đăng: 08:54 AM, 17/04/2024 - Lượt xem: 82

Linh chi là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là một loại nấm thực vật, có nhiều tên gọi khác nhau như Linh chi thảo, Nấm Trường thọ, Nấm Lim, Thuốc Thần tiên, Hổ nhũ Linh chi, Mộc Linh chi, Tử linh chi.

LINH CHI VÀ CÁC LOẠI NẤM LINH CHI

Tiến sĩ Võ Thanh Hóa

Khoa Y, Đại học Quốc Gia TP HCM

 Linh chi là vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh là một loại nấm thực vật, có nhiều tên gọi khác nhau như Linh chi thảo, Nấm Trường thọ, Nấm Lim, Thuốc Thần tiên, Hổ nhũ Linh chi, Mộc Linh chi, Tử linh chi.

Hiện nay, có khoảng 26 loài có tên gọi là Linh chi, trong đó có 13 loài được trồng và phân phối phổ biến.

Trong Đông Y, dựa vào màu sắc, người ta chia thành Linh chi thường có 6 loại: Thanh chi (màu xanh), Hồng chi (màu hồng/đỏ, còn gọi là Xích chi/ Linh chi đỏ), Đơn chi, Hoàng chi (màu vàng, còn gọi là Kim chi), Bạch chi (màu trắng, còn gọi là Ngọc chi), Hắc chi (màu đen, còn gọi là Huyền chi), Tử chi (màu tím).

Tuy nhiên, màu sắc khác nhau có thể là loài khác nhau. Ví dụ: Linh chi đỏ là Ganoderma lucidum, Linh chi tím là Ganoderma japonicum hoặc G. sinense, Linh chi đen (Ganoderma atrum)…

Hình 1. Màu sắc của các loài Linh chi khác nhau (GL là Linh chi đỏ)
(Nguồn: CarbohydrPolym. 2013 Sep 12;97(2):398-405.)

Linh chi (là giống Linh chi mà Trường Sinh đang trồng và phân phối) có tên khoa học là Ganoderma lucidum (Leyss. ex Fr.) Karst., thuộc họ Nấm lim  (Ganodermataceae). Còn gọi là Linh chi đỏ. Đây là loài được ghi trong Dược điển điển (Bộ tiêu chuẩn chất lượng về thuốc).

Hình 2. Các giai đoạn phát triển của nấm Linh chi đỏ

Bộ phận dùng là thể quả (tai nấm): Thể quả dạng hình thận, hình tròn hay hình quạt, hóa gỗ. cứng, đường kính 5 cm đến 18 cm, dày 1 cm đến 2 cm.  Mặt trên màu nâu vàng đến nâu đỏ, có lớp bào tử mịn màu nâu đến nâu đỏ, khi loại bỏ lớp bào tử này, mặt nấm bóng có những vòng đồng tâm và nếp nhăn tỏa ra, mếp mỏng, nhẵn, hơi lượn sóng. Mặt dưới màu vàng nâu đến  nâu nhạt với các lỗ nhỏ li ti. Phần trong xốp, màu trắng đến  nâu nhạt. Cuống hình trụ, đính lệch, có khi phân nhánh, dài 6 cm đến 10 cm, đường kính 1 cm đến 3,5 cm, màu nâu  đỏ đến nâu đen. Mùi thơm nhẹ, vị đắng. (Mô tả Linh chi của Trường Sinh phù hợp với mô tả về Linh chi trong Dược điển VN 5).

Hiện nay, chỉ có Linh chi đỏ được ghi trong Dược điển Việt Nam và một số nước châu Á. Và đây là vị thuốc chính thống dùng trong Đông y. Trong danh mục Thuốc thiết yếu do Bộ Y tế ban hành (Thông tư số 19/2018/TT-BYT), Linh chi (Ganoderma lucidum) kết hợp với Đương quy là bài thuốc thiết yếu trong điều trị các chứng bệnh về Dương và Khí trong Đông y. Điều này có nghĩa, hiên chỉ có Linh chi đỏ mới là loại Linh chi chính thống trong điều trị.

Một số nghiên cứu đã công bố gần đây cho thấy, các nhóm hoạt chất cho tác dụng chính như polysaccharid và triterpenoid có nhiều nhất ở Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum).

Mặt khác, theo các nghiên cứu khoa học đã được công bố, Linh chi có tác dụng kháng ung thư, hạ huyết áp, bảo vệ gan khỏi các chất độc, chống lão hóa… Thì các nghiên cứu này đều tiến hành trên loài Linh chi đỏ (Ganoderma lucidum). Theo số liệu của Pubmed (thuộc U.S. National Library of Medicine), từ năm 1961 (công trình nghiên cứu về Linh chi đầu tiên được công bố) cho đến nay, có hơn 1800 công trình nghiên cứu đã được công bố về Linh chi, thì có hơn 99% nghiên cứu là về loài Ganoderma lucidum. Đặc biệt các thử nghiệm về dược lý, tính an toàn hay ứng dụng lâm sàng, đều thực hiện với loài Linh chi đỏ. Điều đó có nghĩa rằng các loại Linh chi khác chưa được nghiên cứu và chứng minh tác dụng rõ ràng.

Nấm Lim xanh

Nấm Lim xanh là gì? Là một loại nấm Linh chi (thường là Linh chi đỏ) mọc trên cây Lim ở trong rừng. Hiện nay chưa có tài liệu khoa học nào chứng minh rằng hoạt chất của nấm Linh xanh cũng như tác dụng của loại nấm này tốt hơn nấm Linh chi đỏ. Sự quý hiếm của nó không phải do tác dụng quý hay vượt trội hơn các loại Linh chi khác, chỉ là do sự quý hiếm của cây Lim và rất hiếm gặp nấm Linh chi mọc trên cây Lim.

Mặt khác, chất lượng và tác dụng của Linh chi phụ thuộc vào hàm lượng hoạt chất có trong Linh chi (đặc biệt hầu hết các hoạt chất tập trung ở bào tử nấm). Do đó, nấm tốt hay không chỉ xác định được khi nấm chứa nhiều hoạt chất hơn. Hàm lượng hoạt chất phụ thuộc vào thời điểm thu hái nấm, kích thước, hình dạng nấm, quy trình trồng… Điều này lại không được đảm bảo trong quá trình thu hái nấm Lim xanh. Hơn nữa, hiện trữ lượng nấm Lim xanh không nhiều, khả năng bị giả mạo rất cao.

Hình 3. Nấm Linh chi đỏ mọc tự nhiên

Hình 4. Các loại nấm Linh chi đỏ (trồng) đang được phân phối trên thị trường

* Hình ảnh lấy từ Pubmed.

Người bị tiểu đường nên dùng nấm linh chi hay bào tử nấm linh chi sẽ tốt hơn?

Người bị tiểu đường nên dùng nấm linh chi hay bào tử nấm linh chi sẽ tốt hơn?

14:04 PM, 02/10/2024
Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay, gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được quản lý và điều trị kịp thời. Nấm Linh Chi và Bào Tử cũng là một trong những biện pháp được quan tâm Tuy nhiên, liệu người bị tiểu đường nên sử dụng nấm linh chi hay bào tử?
Hộp Quà Trường Sinh - Lung Linh Ánh Trăng Truyền Thống Thời Hiện Đại

Hộp Quà Trường Sinh - Lung Linh Ánh Trăng Truyền Thống Thời Hiện Đại

18:42 PM, 22/08/2024
Trong thời đại hiện đại ngày nay, khi đèn điện đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống, đôi khi chúng ta quên mất vẻ đẹp và sự bình yên của ánh trăng. Hộp quà Trường Sinh cũng giống như ánh trăng giữa đêm rằm, mang lại cảm giác ấm áp và thân thuộc giữa những ồn ào và bận rộn cuộc sống.
NẤM LINH CHI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CĂNG THẲNG VÀ LO ÂU

NẤM LINH CHI HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ CĂNG THẲNG VÀ LO ÂU

08:54 AM, 17/04/2024
Stress hay tình trạng căng thẳng là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm trong xã hội hiện đại.
LINH CHI VÀ HỆ MIỄN DỊCH TRONG CƠ THỂ

LINH CHI VÀ HỆ MIỄN DỊCH TRONG CƠ THỂ

10:35 AM, 30/03/2024
Trong cơ thể con người có một hệ thống chống lại các tác nhân gây bệnh đó là hệ miễn dịch và thường được giải thích dễ hiểu là “sức đề kháng”.
Zalo Chat
Gọi ngay: 0961474145