Tác dụng của nấm Linh chi trong việc ức chế tế bào ung thư cổ tử cung đang được các nhà khoa học rất quan tâm khi theo ước tính của Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, năm 2018 sẽ có khoảng 13.240 trường hợp ung thư cổ tử cung mới sẽ được chẩn đoán.
Thống kê chính cho ung thư cổ tử cung
Theo thống kê tại Hoa Kỳ, ung thư cổ tử cung là một trong những ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ. Tỷ lệ tử vong do ung thư cổ tử có thể kiểm soát bằng việc sàng lọc để tìm thấy ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm để dễ chữa hơn. Tuy nhiên tỷ lệ vẫn còn cao.
Những con số (theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ 2018):

  • Khoảng 13.240 trường hợp ung thư cổ tử cung mới sẽ được chẩn đoán.
  • Khoảng 4.170 phụ nữ sẽ chết vì ung thư cổ tử cung.
  • Thường xảy ra ở độ tuổi từ 35 đến 44.

Những báo cáo về tác dụng của nấm Linh chi trong ung thư cổ tử cung

Nấm linh chi (Ganoderma lucidum) là loại thảo dược nổi tiếng trong y học phương Đông trong việc tăng cường sinh lực và kéo dài tuổi thọ. Những tác dụng của nấm Linh chi thường được nhắc đến như chống oxy hóa, bảo vệ gan, ổn định huyết áp, dự phòng và làm giảm nhẹ tai biến mạch máu não và chống khối u.

Nấm linh chi – thảo dược quý cho sức khỏe (linh chi Trường Sinh)

 

Trại nấm linh chi (Linh chi Trường Sinh)

Tác dụng chống tăng sinh khối u, hỗ trợ điều trị ung thư của nấm linh chi được đóng góp bởi nhiều thành phần hóa học khác nhau bao gồm các hợp chất phenol, steroid, acid amin, nuleosid cung hai nhóm hoạt chất chính là polysaccharid và triterpenoid, trong đó các ganoderic acid trong nhóm hoạt chất triterpenoid là được báo cáo nhiều trong tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung.

Năm 2012, Liu RM và cộng sự đã chứng minh tác dụng của ganoderic acid T chiết xuất từ nấm Linh chi cùng các dẫn xuất của nó bào gồm (22S,24E)-3α,15α,22-triacetoxy-5α-lanosta-7,9(11),24-trien-26-oic acid ethyl ester (TLTO-Ee), (22S,24E)-3α,15α,22-triacetoxy-5α-lanosta-7,9(11),24-trien-26-oic acid propyl ester (TLTO-Pe), and (22S,24E)-3α,15α,22-triacetoxy-5α-lanosta-7,9(11),24-trien-26-oic acid amide (TLTO-A) trong ức chế sự phát triển của dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa. Xét nghiệm MTT chỉ ra rằng, trong số các hợp chất thử nghiệm, TLTO-A có tác dụng ức chế cao nhất đối với sự tăng trưởng của tế bào HeLa, trong khi có ít độc tính tế bào đối với dòng tế bào không khối u MCF-10A hơn ganoderic acid T. Phân tích flowcytometry cho thấy các hợp chất này ức chế tế bào HeLa bằng cách ngăn chặn chu kỳ tế bào ở phase G1 và “giết chết” chúng.

Năm 2015, nhóm nghiên cứu người Trung Quốc tiếp tục phân tích rõ hơn ảnh hưởng của bốn ganoderic acid gồm GA-T, GA-Mk và hai dẫn xuất deacetyl hóa GA-T (GA-T1 và GA-T2) trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung HeLa trên mô hình nghiên cứu in vitro. Kết quả cho thấy các ganoderic acid “giết chết” các tế bào ung thư này thông qua sự giảm chức năng của màng ty thể và kích hoạt caspase-9, caspase-3. Hiệu lực của bốn ganoderic acid lần lượt là GA-T > GA-Mk ≈ GA-T1 > GA-T2.

Các bằng chứng khoa học về ganoderic acid T chiết xuất từ nấm linh chi và các dẫn xuất của nó trên tế bào ung thư cổ tử cung HeLa bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Có thể cân nhắc việc sử dụng nấm linh chi như một liệu pháp hỗ trợ điều trị ung thư nâng cao thể trạng.

Trả lời