Số lượng bệnh nhân bị ung thư đang gia tăng hằng năm, đặc biệt ung thư ác tính là một trong những nguyên nhân gây tử vong cao nhất ở nhiều nước. Bệnh nhân ung thư được điều trị với nhiều liệu pháp khác nhau từ kiểm soát các triệu chứng đến hóa trị liệu và xạ trị. Nấm linh chi là vị thuốc quý từ thiên nhiên được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước châu Á, đặc biệt ở Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Vậy nấm linh chi chữa ung thư như thế nào?

Ung thư vú

Lợi ích của nấm linh chi trong việc ức chế sự tăng trưởng và di căn của tế bào ung thư vú MDA-MB-231 đến phổi, kết luận dịch chiết xuất từ nấm linh chi với nồng độ 100 mg/kg mỗi ngày trong 4 tuần là có hiệu quả đáng kể. Cụ thể dịch chiết xuất từ nấm linh chi làm giảm nhẹ sự tăng trưởng của khối u lớn và ức chế đáng kể số lượng di căn đến phổi. Nấm linh chi cũng điều chỉnh biểu hiện của các gen liên quan đến sự xâm lấn (HRAS, VIL2, S100A4, MCAM, I2PP2A và FN1) trong các tế bào MDA-MB-231.

Các bằng chứng khoa học bước đầu đã chứng minh được nấm linh chi có khả năng ức chế tăng sinh và di căn của các tế bào ung thư vú. Đây có thể là một lựa chọn đáng cân nhắc cho phái đẹp trong bảo vệ sức khỏe phòng ngừa ung thư.

Nấm linh chi có khả năng ức chế tế bào ung thư vú (Ảnh: Internet) 

Ung thư phổi 

Nghiên cứu của Sun LX và cộng sự năm 2014 cho thấy các tế bào ung thư giải phóng các chất trung gian ức chế miễn dịch, như PGE2, TGF-β, IL-10 và VEGF, để ức chế đáp ứng miễn dịch nhằm thoát khỏi hệ thống miễn dịch của cơ thể. Polysaccharid chiết xuất từ nấm Linh chi đã chống lại sự ức chế miễn dịch này trong mô hình nuôi cấy tế bào động vật, do đó tạo điều kiện kiểm soát khối u.

Cũng trong năm 2014, một nghiên cứu khác của nhóm tác giả này đã chứng minh các polysaccharid chiết xuất từ nấm Linh chi ức chế các tế bào khối u ác tính như tế bào B16F10, tế bào LA795. RT-qPCR và xét nghiệm miễn dịch liên kết với enzyme cho thấy sản xuất TGF-β1, IL-10 và VEGF trong các tế bào u ác tính B16F10 và LA795 bị ức chế bởi dịch chiết xuất polysaccharid nấm Linh chi.

Từ những lợi ích của nấm linh chi được báo cáo trong các nghiên cứu khoa học có thể kết luận nấm linh chi có khả năng ức chế tế bào ung thư, chống khối u và điều hòa miễn dịch cho cơ thể. Uống nấm linh chi có thể góp phần hiệu quả vào liệu pháp trị liệu u ác tính và ung thư phổi.

Uống nấm linh chi có thể góp phần hiệu quả vào điều trị ung thư phổi (Ảnh: Internet) 

Ung thư cổ tử cung 

Nấm linh chi chữa ung thư, chống tăng sinh khối u là những tác dụng được đóng góp bởi nhiều thành phần hóa học khác nhau bao gồm các hợp chất phenol, steroid, acid amin, nuleosid cung hai nhóm hoạt chất chính là polysaccharid và triterpenoid, trong đó các ganoderic acid trong nhóm hoạt chất triterpenoid là được báo cáo nhiều trong tác dụng ức chế tế bào ung thư cổ tử cung.

Năm 2012, Liu RM và cộng sự đã chứng minh tác dụng của ganoderic acid T chiết xuất từ nấm Linh chi cùng các dẫn xuất của nó bào gồm (22S,24E)-3α,15α,22-triacetoxy-5α-lanosta-7,9(11),24-trien-26-oic acid ethyl ester (TLTO-Ee), (22S,24E)-3α,15α,22-triacetoxy-5α-lanosta-7,9(11),24-trien-26-oic acid propyl ester (TLTO-Pe), and (22S,24E)-3α,15α,22-triacetoxy-5α-lanosta-7,9(11),24-trien-26-oic acid amide (TLTO-A) trong ức chế sự phát triển của dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa. Xét nghiệm MTT chỉ ra rằng, trong số các hợp chất thử nghiệm, TLTO-A có tác dụng ức chế cao nhất đối với sự tăng trưởng của tế bào HeLa, trong khi có ít độc tính tế bào đối với dòng tế bào không khối u MCF-10A hơn ganoderic acid T. Phân tích flowcytometry cho thấy các hợp chất này ức chế tế bào HeLa bằng cách ngăn chặn chu kỳ tế bào ở phase G1 và “giết chết” chúng.

Năm 2015, nhóm nghiên cứu người Trung Quốc tiếp tục phân tích rõ hơn ảnh hưởng của bốn ganoderic acid gồm GA-T, GA-Mk và hai dẫn xuất deacetyl hóa GA-T (GA-T1 và GA-T2) trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung HeLa trên mô hình nghiên cứu in vitro. Kết quả cho thấy các ganoderic acid “giết chết” các tế bào ung thư này thông qua sự giảm chức năng của màng ty thể và kích hoạt caspase-9, caspase-3. Hiệu lực của bốn ganoderic acid lần lượt là GA-T > GA-Mk ≈ GA-T1 > GA-T2.

Các bằng chứng khoa học về ganoderic acid T chiết xuất từ nấm linh chi và các dẫn xuất của nó trên tế bào ung thư cổ tử cung HeLa bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. 

Chiết xuất nấm linh chi có kết quả khả quan trên tế bào ung thư cổ tử cung (Ảnh: Internet) 

Có thể thấy là nấm linh chi chữa ung thư hiệu quả, đặc biệt là khả năng phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư. Trong các loại nấm linh chi thì nấm linh chi đỏ có tác dụng phòng ngừa và điều trị ung thư tốt hơn cả. Việc sử dụng nấm linh chi trong hỗ trợ bệnh nhân ung thư là một sự lựa chọn đáng cân nhắc giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, phòng ngừa bệnh tật.

Nguồn: 

  1. Lợi ích của nấm linh chi cho bệnh nhân ung thu vú, https://linhchitruongsinh.vn/loi-ich-cua-nam-linh-chi-cho-benh-nhan-ung-thu-vu
  2. Linh chi và việc ức chế tế bào ung thư cổ tử cung, https://linhchitruongsinh.vn/linh-chi-va-viec-uc-che-te-bao-ung-thu-co-tu-cung
  3. Hỗ trợ điều trị ung thư phổi – lợi ích của nấm linh chi, https://linhchitruongsinh.vn/ho-tro-dieu-tri-ung-thu-phoi-loi-ich-cua-nam-linh-chi