NẤM LINH CHI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM GAN B

Ngày đăng: 08:52 AM, 17/04/2024 - Lượt xem: 200

Bệnh viêm gan B là một bệnh viêm gan do siêu vi B (tên khoa học là Hepatitis B Virus – HBV) gây ra. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm siêu vi B cao nhất trên thế giới với khoảng 8 triệu người nhiễm bệnh.

NẤM LINH CHI TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM GAN B

ThS. Trương Văn Đạt và DS. Đinh Văn Toàn

Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Bệnh viêm gan B là một bệnh viêm gan do siêu vi B (tên khoa học là Hepatitis B Virus – HBV) gây ra. Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ nhiễm siêu vi B cao nhất trên thế giới với khoảng 8 triệu người nhiễm bệnh. Viêm gan B có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính nguy hiểm. Thông thường bệnh nhân viêm gan B sẽ được điều trị bằng các thuốc chứa hoạt chất như lamivudin hoặc tenofovir... Tuy nhiên, đối với viêm gan B mạn tính, việc điều trị thường kéo dài, có thể phải dùng thuốc cả đời, việc điều trị bằng các thuốc tân dược trong thời gian dài thường mang đến nhiều tác dụng không mong muốn cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống. Như vậy một sản phẩm từ thiên nhiên có hiệu quả trong điều trị viêm gan B là một nhu cầu cần thiết, bởi các sản phẩm này an toàn với cơ thể, dung nạp tốt và rất ít tác dụng không mong muốn.

Từ năm 2002, các nhà khoa học đã bắt đầu các nghiên cứu lâm sàng về tác dụng của Nấm Linh trị trong điều trị viêm gan B. Một nghiên cứu lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng với placebo (giả dược) ở bệnh nhân viêm gan B mạn tính, bệnh nhân sử dụng các polysaccharit của Nấm Linh chi với hàm lượng 5400 mg/ngày, trong 3 tháng, kết quả cho thấy Nấm Linh chi có hiệu quả ức chế sự sao chép của siêu vi B, có 25% bệnh nhân đã giảm số lượng siêu vi B và HBeAg (kháng nguyên e của siêu vi B – sự hiện của của kháng nguyên e chứng tỏ lượng siêu vi B trong máu cao và người bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao) có ý nghĩa về mặt thống kê. 25% bệnh nhân này, sau 6 tháng sử dụng Nấm Linh chi, có 33% bệnh nhân có chỉ số men gan ALT đã trở về giá trị bình thường và 13% đã sạch HBsAg (kháng nguyên bề mặt của siêu vi B – sự hiện diện của kháng nguyên bề mặt chứng tỏ cơ thể đang bị nhiễm siêu vi B) có ý nghĩa về mặt thống kê. Nghiên cứu này cho thấy các polysaccharit trong Nấm Linh chi có tác dụng kháng lại siêu vi B đối với bệnh nhân viêm gan B mạn tính.

Năm 2005, Wong và một số cộng sự, khảo sát tình hình sử dụng các thảo dược để điều trị bệnh viêm gan B ở Khoa gan thuộc Bệnh viện Đại học Hồng Kông. Kết quả khảo sát cho thấy, có 116/360 bệnh nhân (chiếm 32%) bên cạnh việc sử dụng thuốc tân dược còn sử dụng thêm các thảo dược để hỗ trợ điều trị, trong 116 bệnh nhân mày, có 33 bệnh nhân (chiếm 28%) sử dụng Nấm Linh chi, việc sử dụng Nấm Linh chi cho thấy có tác dụng trong cải thiện các chức năng miễn dịch và duy trì sinh lý cơ thể ở trạng thái bình thường.

Trong một nghiên cứu về khả năng kháng siêu vi B của axit ganoderic trong Nấm Linh chi của Li và Wang vào năm 2006, cho thấy axit ganoderic với hàm lượng 8 µg/mL, dùng trong 8 ngày, có khả năng ức chế sự sao chép của siêu vi B (thể hiện ở khả năng ức chế HBsAg và HBeAg) trong tế bào HepG2215 và khả năng ức chế này tỷ lệ thuận với hàm lượng axit ganoderic sử dụng. Đồng thời, ở hàm lượng axit ganoderic 10 – 30 mg/kg (tiêm tĩnh mạch), dùng trong 7 ngày, các chuột thí nghiệm được bảo vệ một cách đáng kể khỏi các tổn thương gan gây ra bởi hóa chất carbon tetraclorid hoặc do độc tố của vi khuẩn Escherichia coli gây ra.

Ngoài ra, nghiên cứu của Yanqun (năm 2006) cho thấy việc kết hợp Nấm Linh chi và Khổ sâm mang lại hiệu quả kháng siêu vi B và khả năng bảo vệ tế bào gan tốt hơn chỉ sử dụng Nấm Linh chi.

Cơ chế kháng siêu vi B của Nấm Linh chi hiện tại chưa hiểu rõ, tuy nhiên đã có nhiều nghiên cứu tiền lâm sàng về tác dụng của polysaccharit và triterpen đối với siêu vi B như nghiên cứu của Eo (năm 1999, 2000), Kim (năm 2000) và Oh (năm 2000). Các triterpen trong Nấm Linh chi cho thấy khả năng kháng siêu vi B trực tiếp trong các thí nghiệm, có thể do cơ chế ức chế DNA polymerase của siêu vi B và cơ chế kích thích miễn dịch của cơ thể. Nghiên cứu của Konopski (năm 1994), Muller (năm 1996), Battle (năm 1998), Mueller (năm 2000) và Gao (năm 2002) cho thấy các β-D-glucan tạo ra các đáp ứng sinh học bằng cách liên kết với thụ thể bổ sung màng loại 3 như thụ thể CR3, αMβ2, CD11b/CD18 của các tế bào miễn dịch như đại thực bào, làm kích hoạt các tế bào miễn dịch tìm diệt các siêu vi B. Ngoài ra, Nấm Linh chi còn kích hoạt protein kinase C, protein kinase hoạt hóa mitogen và ức chế chu kỳ G2 của tế bào, các cơ chế này có khả năng giúp ức chế sự tăng sinh của siêu vi B.

 

 

 

Người Đang Chạy Thận Có Nên Dùng Nấm Linh Chi Không?

Người Đang Chạy Thận Có Nên Dùng Nấm Linh Chi Không?

08:40 AM, 10/10/2024
Nấm linh chi có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, đối với người đang chạy thận, việc sử dụng nấm linh chi có nên được cân nhắc kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ phân tích các lợi ích và nguy cơ khi sử dụng nấm linh chi đối với bệnh nhân chạy thận.
Tác dụng làm đẹp da của Nấm Linh chi

Tác dụng làm đẹp da của Nấm Linh chi

08:52 AM, 17/04/2024
Nấm Linh chi ngoài khả năng chữa bệnh còn có tác dụng làm đẹp, giúp ngăn chặn lão hóa, phục hồi các tổn thương da do các gốc tự do, tia cực tím. Chiết xuất Nấm Linh chi đã được sử dụng trong các sản phẩm dưỡng da cho phụ nữ.
Người huyết áp cao có nên dùng bào tử nấm linh chi không?

Người huyết áp cao có nên dùng bào tử nấm linh chi không?

14:11 PM, 02/10/2024
Huyết áp cao là một trong những bệnh lý phổ biến và nguy hiểm hiện nay, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, suy tim, và bệnh thận. Vậy Người huyết áp cao có nên dùng bào tử nấm linh chi không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công dụng của nấm linh chi.
LINH CHI VÀ UNG THƯ

LINH CHI VÀ UNG THƯ

11:19 AM, 20/08/2024
Ung thư là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai trên thế giới, đã gây ra hơn 9,6 triệu cái chết vào năm 2018. Cứ 6 người chết thì có 1 người chết do ung thư. 70% số người chế là ở các nước thu nhập thấp và trung bình (báo cáo WHO-2018).