TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI ĐỐI VỚI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Ngày đăng: 08:51 AM, 17/04/2024 - Lượt xem: 190

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ ràng nhất về tác dụng của Nấm linh chi đối với bệnh tăng huyết áp thông qua các cơ chế đã được chứng minh trong các tài liệu y dược uy tín.

 TÁC DỤNG CỦA NẤM LINH CHI ĐỐI VỚI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

ThS. Trương Văn Đạt và DS. Đinh Văn Toàn

Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

 Bệnh tăng huyết áp là căn bệnh được y học rất quan tâm vì nó là căn bệnh khá phổ biến ngày nay, cũng như những hệ quả của nó gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống của người bệnh, đồng thời đây là nguyên nhân dẫn đến những căn bệnh nguy hiểm khác như suy tim, đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, là nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng triệu người. Đặc biệt, tỷ lệ mắc bệnh tăng huyết áp ngày càng tăng nhanh và có xu hướng trẻ hóa. Năm 2016, theo Hội tim mạch Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp ở nước ta là 48%. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ ràng nhất về tác dụng của Nấm linh chi đối với bệnh tăng huyết áp thông qua các cơ chế đã được chứng minh trong các tài liệu y dược uy tín.

Các bệnh liên quan đến tăng huyết áp.

Năm 1988, Yearul và Shuichi từ Đại học Tohoku, Nhật bản, đã tiến hành các nghiên cứu về tác dụng của Nấm linh chi ganoderma lucidum trên chuột bị cao huyết áp tự nhiên. 14 chuột được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 7 con. Nhóm chứng có chế độ ăn trong đó có 10% là protein trứng. Nhóm sử dụng Nấm linh chi có chế độ ăn gồm 10% protein trứng + 5% Nấm linh chi. Thí nghiệm tiến hành trong 4 tuần trong các điều kiện có kiểm soát. Kết quả được phân tích bằng phép thống kê t-student. Kết quả cho thấy sau 4 tuần, huyết áp tâm thu của chuột sử dụng Nấm linh chi thấp hơn nhóm chứng không sử dụng Nấm linh chi có ý nghĩa về mặt thống kế (p < 0,05). Kết quả này chứng tỏ rằng các thành phần trong Nấm linh chi có tác dụng làm giảm huyết áp.

Sự thay đổi mức huyết áp tâm thu ở chuột có ăn Nấm linh chi và chuột không ăn Nấm linh chi.

(*): có ý nghĩa thống kê ở ngày thứ 28 (p <0,05)

 Năm 2001, nghiên cứu của Eric – một nhà dược liệu học, đăng trên tạp chí Liệu pháp thay thế và bổ sung, tác giả tổng hợp các nghiên cứu về tác dụng của Nấm linh chi đối với bệnh tăng huyết áp. Nghiên cứu cho thấy thành phần axit ganoderic – thuộc nhóm triterpen có trong Nấm linh chi có hiệu quả đối với bệnh tăng huyết áp, cụ thể Nấm linh chi ức chế men chuyển angiotensin trong nghiên cứu in vitro (ức chế men chuyển angiotensin sẽ giúp giảm huyết áp). Một nghiên cứu khác trên mô hình động vật cho thấy cơ chế tác dụng của Nấm linh chi cũng có thể do ức chế trung tâm của dòng chảy thuộc hệ giao cảm, tương tự như cơ chế của hoạt chất reserpin. Trong một nghiên cứu với 54 người, cả nam và nữ đều bị tăng huyết áp vừa phải, và không đáp ứng với thuốc captopril hoặc nimodipin, lựa chọn ngẫu nhiên thành 2 nhóm, một nhóm cho sử dụng 55 mg dịch chiết Nấm linh chi/ ngày, và nhóm còn lại sử dụng giả dược (placebo). Kết quả cho thấy nhóm sử dụng Nấm linh chi, huyết áp đã giảm, cụ thể huyết áp tâm trương giảm từ 75 xuống 64, trong khi nhóm sử dụng placebo không có tác dụng. Đồng thời sử dụng Nấm linh chi không cho thấy có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào.

Nghiên cứu khác của Katsuo và các cộng sự từ Bệnh viện Đại học Surugadai Nihon (Nhật bản) cho thấy khi sử dụng 240 mg dịch chiết Nấm linh chi, sử dụng 6 lần/ ngày, nghiên cứu trong 6 tháng, kết quả cho thấy Nấm Linh chi có tác dụng giúp giảm huyết áp.

Ảnh hưởng của Nấm linh chi đối với huyết áp

Như đề cập ở trên, Nấm linh chi có tác dụng ức chế men chuyển angiotensin, đến năm 2011, Noorlidah và các cộng sự thuộc Đại học Malaya (Malaysia) xác định được hoạt tính ức chế men chuyển của Nấm linh chi, với giá trị IC50 là 0,05 ± 0,009 mg/ml. Tương tự, các nghiên cứu của các nhà khoa học khác nhau như của Nurhuda và cộng sự thuộc Đại học Malaya, đăng trên tạp chí Thuốc bổ sung và thay thế, vào năm 2013, hoặc của Hai và các cộng sự thuộc Đại học Kyushu (Nhật Bản), đăng trên tạp chí Phân tử, vào năm 2014, đã chứng minh cơ chế ức chế men chuyển của Nấm linh chi giúp giảm huyết áp.

Hoạt tính ức chế men chuyển angiotensin của Nấm linh chi.

Nghiên cứu của Dipak trên tạp chí Dược lý tim mạch vào năm 2009, cho thấy có thể sử dụng Nấm linh chi như liệu pháp thay thế cho nhóm thuốc statin (atorvastatin, simvastatin) trong điều trị bệnh tăng huyết áp.

Như vậy, các hoạt chất trong Nấm linh chi có tác dụng làm giảm huyết áp đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp thông qua cơ chế ức chế men chuyển angiotensin, đây cũng là cơ chế chính của các thuốc tân dược hiện nay, cũng như Nấm linh chi còn giúp giảm huyết áp thông qua cơ chế ức chế trung tâm của dòng chảy thuộc hệ giao cảm, tuy nhiên việc sử dụng Nấm linh chi trong thời gian dài không có bất kỳ tác dụng không mong muốn nào và rất an toàn, đây là một liệu pháp hỗ trợ rất tốt đối với bệnh nhân đang bị bệnh tăng huyết áp.



Người Đang Hóa Trị, Xạ Trị Có Nên Dùng Bào Tử Nấm Linh Chi Không?

Người Đang Hóa Trị, Xạ Trị Có Nên Dùng Bào Tử Nấm Linh Chi Không?

08:15 AM, 05/10/2024
Nấm linh chi từ lâu đã được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt là bào tử nấm linh chi - thành phần chứa các hoạt chất quý giá nhất. Tuy nhiên, với những người đang trải qua quá trình hóa trị, xạ trị, câu hỏi đặt ra là liệu bào tử nấm linh chi có phải là lựa chọn tốt hay không?
Truyền Thống Tặng Quà Trung Thu - Giữ Gìn Giá Trị Văn Hóa Việt Nam

Truyền Thống Tặng Quà Trung Thu - Giữ Gìn Giá Trị Văn Hóa Việt Nam

09:44 AM, 27/08/2024
Trung Thu, một trong những ngày lễ quan trọng của người Việt, không chỉ là dịp để ngắm trăng, rước đèn và vui chơi mà còn là thời điểm để gắn kết tình thân qua những món quà ý nghĩa. Truyền thống tặng quà Trung Thu đã tồn tại hàng trăm năm, mang đậm dấu ấn văn hóa và lòng hiếu kính của người Việt.
Độ Tuổi Nào Nên Dùng Bào Tử Nấm Linh Chi?

Độ Tuổi Nào Nên Dùng Bào Tử Nấm Linh Chi?

09:25 AM, 20/09/2024
Bào tử nấm linh chi là những thảo dược quý từ thiên nhiên, được biết đến với nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng không phải lúc nào cũng phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt là khi cân nhắc về độ tuổi. Vậy độ tuổi nào nên dùng bào tử nấm linh chi?
Trường Sinh và Mong Muốn Chữa Lành – Món Quà Của Sự Tĩnh Lặng

Trường Sinh và Mong Muốn Chữa Lành – Món Quà Của Sự Tĩnh Lặng

07:39 AM, 24/08/2024
Trong cuộc sống hiện đại, ồn ào và căng thẳng dường như là điều không thể tránh khỏi. Chúng ta thường xuyên bị cuốn vào guồng quay công việc, lo toan gia đình và nhiều mối quan hệ xã hội. Điều này khiến tâm hồn dần mất đi nét tĩnh lặng, bình yên mà ai cũng khao khát.