Căn bệnh HIV đã trải qua gần 6 thập kỷ, mẫu máu dương tính với HIV được phát hiện lần đầu vào năm 1959 tại Congo (châu Phi) và đến những năm 1980 căn bệnh này đã lan rộng ra toàn cầu. Mặc dù nền Y học thế giới đã có rất nhiều tiến bộ, tuy nhiên đến ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra thuốc chữa căn bệnh thế kỷ này.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, khi vi-rút HIV đi vào cơ thể con người, chúng sẽ sản sinh ra một protein gọi là protein vpu, protein này tấn công trực tiếp vào các protein phòng vệ của hệ thống miễn dịch của con người khiến vi-rút HIV có thể dễ dàng xâm nhập và phát triển.

Vi-rút HIV có cơ chế tự vệ rất phức tạp, đối với các bệnh nhân có sử dụng thuốc kháng vi-rút, vi-rút HIV sẽ ở trạng thái ẩn, tồn tại trong các tế bào miễn dịch T-ghi-nhớ và trở nên vô hình trước cơ chế tự vệ của cơ thể. Nếu bệnh nhân không dùng thuốc nữa, vi-rút HIV sẽ bắt đầu ra khỏi trạng thái ẩn và bắt đầu sao chép (sinh sản) trở lại. Đồng thời, vi-rút HIV biến đổi liên tục để tránh bị thuốc và hệ miễn dịch phát hiện. Đó là lý do vì sao đến ngày này vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh HIV.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến vai trò tác dụng của Nấm Linh chi đối với bệnh HIV trong các nghiên cứu của các nhà khoa học đã được đăng trên các tạp chí uy tín.

Năm 1997, nhóm tác giả từ Đại học Seoul và Đại học tự nhiên Seoul (Hàn Quốc) công bố nghiên cứu về tác dụng của dịch chiết trong nước của Nấm Linh chi đối với HIV-1. Dịch chiết trong nước của Nấm Linh chi được chia thành 2 loại để nghiên cứu: Loại có trọng lương phân tử cao và loại có trọng lượng phân tử thấp. Nghiên cứu trên 2 mô hình: Mô hình tế-bào-nhiễm-HIV-1 và mô hình tế-bào-thường. Trên mô hình tế-bào-thường, kết quả cho thấy không có bất kỳ độc tính khi sử dụng loại trọng lượng phân tử thấp (nồng độ sử dụng trong nghiên cứu 0,97 µg/ml đến 125,00 µg/ml). Trên mô hình tế-bào-nhiễm-HIV, loại trọng lượng phân tử thấp cho thấy hoạt tính kháng vi-rút HIV-1 mạnh mẽ và độc tính không đáng kể (ở nồng độ 15,60 µg/ml cho thấy tế bào sống sót lên tới 82,5%; ở nồng độ từ 31,20 µg/ml trở lên tế bào sống sót vẫn hơn 50%). Tuy nhiên, loại trọng lượng phân tử cao không thấy tác dụng kháng vi-rút ở nồng độ nghiên cứu 0,97 µg/ml đến 125,00 µg/ml. Nghiên cứu cũng chỉ ra khi sulfat hóa polysaccarit lentinan (1?3)-D-glucan trong loại trọng lượng phân tử cao thì sẽ có tác dụng kháng vi-rút.

 

Năm 1998, Sahar và các cộng sự (Đại học Y dược Toyama – Nhật Bản), nghiên cứu tác dụng của Nấm Linh chi đối với HIV-1, kết quả cho thấy các hợp chất ganoderiol F và ganodermanontriol có hoạt tính ức chế HIV-1 ở nồng độ 7,8 µg/l, các hợp chất gồm ganoderic acid B, ganoderiol B, ganoderic acid C1, 3b-5a-dihydroxy-6b-methoxyergosta-7,22-dien, ganoderic acid A, ganoderic acid H và ganoderiol A có hoạt tính ức chế HIV-1 vừa phải với nồng độ ức chế 50% là từ 0,17 đến 0,23 mM.

 

Theo nghiên cứu của tác giả Yoshiyuki và cộng sự (Đại học khóa học Tokyo – Nhật Bản), đăng trên Tạp chí Sinh hữu cơ và hóa dược (năm 1999). Kết quả cho thấy thành phần triterpen gồm lucidenic acid O và lucidenic lacton có hoạt tính ức chế protein phiên mã ngược HIV-1  

Cấu trúc (1) lucidenic acid O và (2) lucidenic lactone.

Hoạt tính ức chế protein phiên mã ngược HIV-1 của lucidenic acid O, lucidenic lacton

Bằng cách ức chế protease HIV-1 (là protein tiền thân của protein cấu trúc của vi-rút HIV-1 như protein lõi p17, protein vỏ p24) có thể ngăn ngừa vi-rút phát triển và như thế sẽ giảm khả năng lây nhiễm. Năm 2005, Li và Chin (Trung tâm Y khoa – Đại học Duke, Mỹ) cho thấy triterpen ganoderiol B từ bào tử Nấm Linh chi có hoạt tính kháng protease HIV-1 trong khoảng nồng độ 0,17 – 0,23 mM. Làm thế nào mà triterpen có thể ức chế protease HIV-1 vẫn chưa thật sự rõ ràng, nhưng một số nghiên cứu cho thấy triterpen có thể ngăn chặn quá trình dime hóa của protease HIV-1 từ đó ức chế hoạt động của protease HIV-1. 

Theo nghiên cứu của Eric và Kathy vào năm 2000, các bác sĩ sử dụng Nấm Linh chi trong phác đồ điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV và cho thấy có kết quả tốt.

Nghiên cứu của Gideon và cộng sự vào năm 2011, 8 bệnh nhân nhiễm HIV có độ tuổi từ 20 đến 51, được xét nghiệm HIV bằng phương pháp ELISA và Western. Trong đó có 3 bệnh nhân đang ở giai đoạn nhiễm HIV tiến triển với CD4+ từ 4 – 88 tế bào/µl, 5 bệnh nhân còn lại có CD4+ từ 640 – 800 tế bào/µl. Cả 8 bệnh nhân đều đồng ý tình nguyện tham gia vào nghiên cứu này. Các bệnh nhân sử dụng sản phẩm tự nhiên trong đó có Nấm Linh chi, số lượng CD4+ được đo ở thời điểm ban đầu, sau 30 ngày và 60 ngày. Nghiên cứu chỉ sử dụng sản phẩm tự nhiên này, mà không sử dụng bất kỳ thuốc kháng vi-rút nào khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy số lượng tế bào lympho T CD4+ đã tăng ở tất cả các bệnh nhân. Một bệnh nhân có số lượng CD4+ tăng từ 4 đến 170 tế bào sau 60 ngày, tỷ lệ tăng hơn 4000%. Ở một bệnh nhân khác, số lượng CD4+ tăng từ 88 đến 470 tế bào sau 60 ngày. Ngay cả ở bệnh nhân có số lượng CD4+ cao nhất là 800, cũng có sự tăng đáng kể số lượng CD4+. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tiềm tăng to lớn của sản phẩm tự nhiên có Nấm Linh chi đối với bệnh nhân HIV.

Sau đó các nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu tương tác của các ganoderic acid trên các đích tác động của HIV, điển hình là nghiên cứu của Rahmad (Đại học Malaya – Malaysia) và Wai (Đại học Y dược quốc tế – Malaysia) vào năm 2011, sử dụng mô hình mô tả phân tử docking trong in-silico bằng các phần mềm thông minh nhằm làm sáng tỏ tương tác của ganoderic acid B với protease HIV-1 có mã là 1HVR. Kết quả nghiên cứu cho thấy có bốn liên kết hydro giữa ganoderic acid B và 1HVR ở vị trí ILE50, ILE50’, ASP29 và ASP30. Hơn nữa các nghiên cứu trước đây của các nhà khoa học chỉ ra rằng tương tác ILE50 và ILE50’ là 2 tương tác đóng vai trò quan trọng nhất trong các tương tác giữa các cơ chất với protease HIV-1. Do đó, cho thấy ganoderic acid B gắn kết phù hợp với đích tác động protease HIV-1, nhờ đó ganoderic acid B có khả năng ức chế vi-rút HIV, đồng thời giúp các nhà khoa học có thể tìm ra thuốc kháng HIV mới dựa trên hợp chất ganodric acid B.

Như vậy, các nghiên cứu trên đã chỉ ra rằng, việc sử dụng Nấm Linh chi có tác dụng hỗ trợ hiệu quả đối với bệnh nhân nhiễm HIV. Trong tình hình hiện nay, Việt Nam đã thoát khỏi nhóm quốc gia nghèo, các tổ chức quốc tế bắt đầu dừng viện trợ thuốc kháng vi-rút HIV thì sử dụng Nấm Linh là một lựa chọn tốt với bệnh nhân nhiễm HIV.