VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA NẤM LINH CHI TRONG BỆNH TIM MẠCH

Ngày đăng: 08:51 AM, 17/04/2024 - Lượt xem: 68

Ngày nay, các bệnh về tim mạch trong đó bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới WHO, khoảng 17,5 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch trên toàn thế giới mỗi năm.

VAI TRÒ QUAN TRỌNG CỦA NẤM LINH CHI TRONG BỆNH TIM MẠCH

ThS. Trương Văn Đạt và DS. Đinh Văn Toàn

Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh

 Dịch tễ học bệnh tim mạch

Ngày nay, các bệnh về tim mạch trong đó bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Theo báo cáo mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới WHO, khoảng 17,5 triệu người tử vong vì bệnh tim mạch trên toàn thế giới mỗi năm. Nếu không có một hành động tích cực thì đến năm 2020 sẽ tăng lên 25 triệu người trên toàn thế giới chết do bệnh tim mạch và tập trung nhiều ở các nước đang phát triển (khoảng 80%). Cụ thể, tại Việt Nam, dự đoán năm 2017, trên 20% dân số sẽ mắc bệnh, tức là cứ 5 người sẽ có 1 người bị bệnh tim mạch. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhóm người mắc bệnh và tử vong ngày càng trẻ. 

Kết quả từ nghiên cứu dịch tễ học cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng bệnh tim mạch và tăng nguy cơ tử vong của căn bệnh này là do lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống không điều độ. Nhóm người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao chính là những người có huyết áp cao, hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng nhiều chất kích thích, người bị béo phì, người bệnh đái tháo đường, người thường làm việc trong điều kiện căng thẳng, strees kéo dài, người ít vận động,...Theo Giáo sư Nguyễn Lân Việt, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam, tăng huyết áp là một trong 3 “sát thủ” chính gây ra các bệnh tim mạch.

Việc ngăn chặn sự phát triển của bệnh tim mạch tại Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi người. Đó là ý thức tìm hiểu về bệnh cũng như tuân thủ hướng dẫn về lối sống và dùng thuốc.

Nấm linh chi tác dụng bảo vệ tim mạch

Từ những năm 1970 Trung Quốc đã tiến hành nhiều thí nghiệm lâm sàng để chứng minh rằng chỉ sử dụng Nấm linh chi hoặc phối hợp cùng với thuốc hóa dược khác có tác dụng đối với bệnh mạch vành hoặc đau thắt ngực. Nghiên cứu chỉ ra Nấm linh chi hỗ trợ điều trị các vấn đề liên quan đến tim mạch là do:

-  tác dụng cường tim: một nghiên cứu trên động vật, chất chiết xuất từ Nấm linh chi được tiêm tĩnh mạch vào cơ thể động vật không ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường mà tăng lực co bóp của tim.

-  giảm tổn thương trên cơ tim: động mạch vành làm nhiệm vụ cung cấp máu cho tim, khi bị tắc mạch vành gây tổn thương và hoại tử cơ tim dẫn đến nhồi máu cơ tim. Trong mô hình nhồi máu cơ tim cấp tính ở động vật, tiêm tĩnh mạch chất chiết xuất từ Nấm linh chi có thể cải thiện tình trạng thiếu máu của cơ tim.

-  ức chế sự tắc nghẽn và xơ vữa của động mạch: Nấm linh chi có tác dụng ức chế sự hình thành các động mạch bị tắc nghẽn và xơ vữa, phòng ngừa mạch máu não và cơ tim bị thiếu máu.

-  Điều tiết mỡ trong máu: thí nghiệm trên động vật bị mỡ máu cao do được nuôi bằng thức ăn chứa nhiều lipid. Sau khi được cho uống dịch chiết xuất từ Nấm linh chi thì cholesterol huyết thanh giảm, cholesterol xấu và triglyceride cũng giảm đồng thời tăng cholesterol tốt, làm chậm sự quá trình xơ vữa động mạch. Triterpenoid và polysaccharide có tác dụng kép trong hạ mỡ máu do vừa ức chế tổng hợp cholesterol ở gan vừa ức chế hấp thu chất béo ở ruột

Nấm linh chi giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Nấm linh chi được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc, từ khoảng hơn 2000 năm trước Y học Trung Hoa đã coi Nấm linh chi cùng với Nhân sâm là những loại dược liệu quý hiếm để cải thiện sức khỏe, giúp sống thọ hơn. Gần đây, Nấm linh chi còn được chiết xuất và bào chế thành dạng viên nén, viên nang tại thị trường châu Âu nhằm cải thiện các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch. Nấm linh có chứa sterol, coumarin, mannitol, polysaccharide và triterpenoid như acid ganoderic. Trong đó acid ganoderic có tác dụng hạ huyết áp, làm giảm lipoprotein tỷ trọng thấp và giảm triglyceride trong máu. Ngoài ra, triterpenoid trong Nấm linh chi còn giảm kết dính tiểu cầu là nguy cơ quan trọng có thể gây ra bệnh mạch vành.

Trong cuốn sách《nghiên cứu về Nấm linh chi》do Lin Zhi Bin chủ biên tái bản lần thứ 3 năm 2007 có viết cơ chế hạ huyết áp của Nấm linh chi là do: polysaccharide trong Nấm linh chi ức chế thần kinh giao cảm nên có thể giảm huyết áp trong trường hợp bị căng thẳng. Triterpenoid trong Nấm linh chi ức chế co mạch và gây ra tăng huyết áp của cyclase angiotensin. Các gốc tự do có thể gây oxy hóa thành mạch là một trong các nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, polysaccharide làm giảm nồng độ gốc tự do trong cơ trơn thành mạch đồng thời tăng hoạt tính của superoxide dismutase do vậy cải thiện tình trạng tăng huyết áp.

Trong một báo cáo lâm sàng tại Trung Quốc sử dụng Nấm linh chi cho 18 trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp thì hiệu quả hạ huyết áp thể hiện rõ rệt trên 11 trường hợp, 5 trường hợp cũng có cải thiện, số liệu thống kê cho thấy Nấm linh chi có hiệu quả hạ huyết áp lên tới 88,9%. Cũng trong một nghiên cứu lâm sàng khác tiến hành trên 84 bệnh nhân bị tăng huyết áp có sử dụng Nấm linh chi kết quả cho thấy tác dụng hạ huyết áp và cải thiện các triệu chứng của tăng huyết áp là 87,3 - 98%.

Nấm linh chi làm tăng lưu thông máu, theo một quan sát trên 40 người huyết áp cao vừa sử dụng thuốc hạ huyết áp kết hợp Nấm linh chi, kết quả là huyết áp, đường huyết, oxyd nitơ, hệ vi tuần hoàn cải thiện rõ rệt. sau 3 tháng sử dụng huyết áp động mạch và huyết áp mao mạch đều giảm, có thể do tăng mật độ mao mạch, mở rộng đường kính mao mạch, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó cải thiện vi tuần hoàn.

Trong một báo cáo nghiên cứu lâm sàng thực hiện từ năm 1980 – 1990 của Kanmatsuse trường Đại học Tokyo Nhật Bản đã chỉ ra trong số bệnh nhân tăng huyết áp có chỉ số huyết áp trung bình là 156,6/103,5mmHg sau 6 tháng sử dụng Nấm linh chi chỉ số huyết áp giảm còn 136,6/92,8mmHg. Tuy huyết áp vẫn còn ở mức cao nhưng cũng đã nằm ngoài giới hạn nguy hiểm và phải sử dụng thuốc hạ huyết áp. Nghiên cứu này cũng kết luận những bệnh nhân tăng huyết áp kèm theo mỡ máu cao sau khi sử dụng Nấm linh chi, cholesterol huyết thanh và cholesterol xấu đều giảm. mặt khác những người khỏe mạnh khi sử dụng Nấm linh chi huyết áp không bị ảnh hưởng, đây là sự khác biệt của Nấm linh chi so với các loại thuốc hạ huyết áp khác có thể gây tác dụng phụ hạ huyết áp quá mức. Điều này cho thấy nấm linh có tác dụng điều tiết huyết áp hai chiều. Huyết áp cao làm động mạch có nguy cơ bị xơ vữa và thu hẹp đường kính trong dẫn đến tăng gánh nặng cho tim. Do vậy, điều trị bệnh tim mạch và đột quỵ thì huyết áp là vấn đề cần ưu tiên xem xét để cải thiện.

Theo nghiên cứu của trường Đại học Oxford thì nếu giảm 2mmHg huyết áp tâm thu có thể làm giảm 7% nguy cơ chết do bệnh tim mạch và giảm 10% nguy cơ chết do đột quỵ.

Nghiên cứu của Kanmatsuse ở trên chỉ sử dụng một mình Nấm linh chi có thể làm giảm huyết áp 20mmHg chứng tỏ rằng nấm linh có hiệu quả cao trong phòng và điều trị bệnh tim mạch cũng như đột quỵ. Kết quả này cũng hoàn toàn phù hợp với báo cáo lâm sàng của viện nghiên cứu y học Đông Dương trường đại học Kinki Nhật Bản: Một nhóm bệnh nhân bị tăng huyết áp nguyên phát, khi ngưng sử dụng thuốc hạ huyết áp để chuyển sang uống Nấm linh chi (đun sôi Nấm linh chi dùng như trà uống hàng ngày) liên tục trong 4 tuần. Kết quả trong số 15 bệnh nhân có 7 người có kết quả hạ huyết áp rõ rệt. Sau 20 tuần sử dụng không chỉ giúp bệnh nhân ổn định huyết áp mà các triệu chứng như đau đầu, đau vai, ù tai, chóng mặt, hoa mắt cũng không còn. đáng chú ý nhất là Nấm linh chi có tác dụng duy trì ổn định huyết áp tâm trương tốt hơn so với người sử dụng thuốc hạ huyết áp.

Jin và các cộng sự (1996) theo dõi nhóm bệnh nhân bị tăng huyết áp có tính di truyền và không có đáp ứng với các thuốc hạ huyết áp, tuy nhiên sau 2 tuần sử dụng huyết áp đã bắt đầu giảm và sau 4 tuần liên tục thì huyết áp đã trở về mức bình thường. Jun Jian Long (2001) cũng quan sát là có kết luận trùng với nghiên cứu của Jin.

Kết luận

Ngoài việc có một lối sống lành mạnh, tuân thủ điều trị của bác sĩ người bệnh nên kết hợp sử dụng Nấm linh chi để ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh rõ các thành phần trong Nấm linh chi làm giãn nở các mạch bị hẹp, tăng tính bền thành mạch máu, làm tăng lực đẩy của tim, ổn định huyết áp ở mức bình thường, phòng chống kết tập tiểu cầu, dự phòng một số biến chứng tim mạch, giúp phòng bệnh tim hiệu quả.

 

 

Bào Tử Nấm Linh Chi Giúp Hạ Men Gan – Giải Pháp Tự Nhiên Bảo Vệ Sức Khỏe

Bào Tử Nấm Linh Chi Giúp Hạ Men Gan – Giải Pháp Tự Nhiên Bảo Vệ Sức Khỏe

14:26 PM, 19/09/2024
Men gan cao là tình trạng thường gặp khi gan bị tổn thương, không hoạt động đúng cách hoặc do các tác nhân bên ngoài như chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt không lành mạnh. Để kiểm soát và giảm thiểu tình trạng men gan cao, nhiều người đã tìm đến các giải pháp từ thiên nhiên.
Nấm Linh Chi Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Con Người?

Nấm Linh Chi Có Tác Dụng Gì Đối Với Sức Khỏe Con Người?

11:37 AM, 23/09/2024
Nấm linh chi từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý trong y học cổ truyền, được sử dụng rộng rãi ở nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Nấm linh chi có những tác dụng vô cùng tuyệt vời đối với sức khỏe con người. Vậy, nấm linh chi có tác dụng gì ?
 POLYSACCHARID TRONG LINH CHI GIÚP NGỪA UNG THƯ

 POLYSACCHARID TRONG LINH CHI GIÚP NGỪA UNG THƯ

08:55 AM, 17/04/2024
Polysaccharid là một nhóm hợp chất tự nhiên thuộc nhóm lớn carbohydrat. Là các phân tử lớn được cấu tạo từ các phân tử đường đơn (glucose, fructose, xylose, acid glucuronic…).
Độ Tuổi Nào Nên Dùng Bào Tử Nấm Linh Chi?

Độ Tuổi Nào Nên Dùng Bào Tử Nấm Linh Chi?

09:25 AM, 20/09/2024
Bào tử nấm linh chi là những thảo dược quý từ thiên nhiên, được biết đến với nhiều công dụng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng không phải lúc nào cũng phù hợp cho mọi đối tượng, đặc biệt là khi cân nhắc về độ tuổi. Vậy độ tuổi nào nên dùng bào tử nấm linh chi?
Zalo Chat
Gọi ngay: 0961474145