Nấm linh chi tuy rất quý hiếm và tốt cho sức khỏe nhưng lại có vị đắng rất đặc trưng và khá khó uống. Điều này lại khiến không ít người sợ đắng phải từ bỏ ngay dù biết những tác dụng mà nấm linh chi mang lại. Vậy tại sao nấm linh chi lại có vị đắng, vị đắng của nấm linh chi có tác dụng gì

Tại sao nấm linh chi có vị đắng?

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, vị đắng của nấm linh chi được tạo nên từ gần 200 thành phần dược chất hóa học phức tạp. Trong đó, hoạt chất Triterpenes (triterpenoid) là thành phần chính tạo nên vị đắng đặc trưng cho nấm linh chi. Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy một số hoạt chất khác tạo nên mùi thơm của nấm linh chi.

Triterpenes là một hoạt chất tự nhiên không chỉ được tìm thấy ở nấm linh chi mà hoạt chất này còn được tìm thấy trong một số loại rau quả như dưa chuột, mướp đắng, bí đao, măng tây… Hoạt chất thường có dạng tinh thể màu trắng và là chất hóa học phức tạp thường được dùng để bào chế dược liệu. 

Vị đắng của nấm linh chi có tác dụng gì? 

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh là hoạt chất Triterpenes tạo nên vị đắng có tác dụng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, cải thiện tình trạng dị ứng, kháng viêm, ngăn ngừa khối u và tế bào ung thư phát triển. Không phải tất cả các loại nấm linh chi đều có vị đắng như nhau mà tùy vào điều kiện môi trường sinh sôi và phát triển sẽ quyết định đến mức độ đắng. Nấm linh chi có vị đắng càng nhiều thì đồng nghĩa với việc trong thành phần của nấm linh chi có chứa nhiều hoạt chất Triterpenes và thường thì phần bào tử nấm linh chi sẽ chứa nhiều Triterpenes hơn quả thể. 

Nếu muốn biết nấm linh chi có chứa nhiều hoạt chất Triterpenes không thì ta có thể kiểm tra bằng cách bẻ 1 miếng nhỏ và nhai thử. Nếu thấy vị càng đắng thì chứng tỏ chứa nhiều Triterpenes. Tuy nhiên, khi nấm có vị đắng gắt bất thường và nấu nước có màu trong suốt thì rất có thể là sản phẩm kém chất lượng đã bị mất hết tinh chất và được ngâm tẩm hóa chất tạo vị đắng. 

Tất cả các loại nấm linh chi đỏ được nuôi trồng tại Việt Nam đều có vị đắng đậm nhẹ mà không gắt, có mùi thơm nhẹ của bào tử nấm. Khi nấu lên sẽ thấy nước có màu nâu đậm của bào tử nấm linh chi. Vị đắng của nấm linh chi được nuôi trồng tại Việt Nam khi nấu nước đến 2, 3 lần thì màu nước cũng như vị đắng sẽ nhạt dần. 

Cách dùng nấm linh chi để tăng dược tính, giảm được vị đắng

Vì nấm linh chi có vị đắng nên sẽ khá là khó uống, đặc biệt đối với những ai ngại vị đắng. Bạn có thể kết hợp với các loại thảo dược khác để giúp cân bằng vị và tăng thêm dược tính của linh chi. Tùy vào  mục đích sử dụng để chăm sóc sức khỏe hay chữa trị bệnh để có được cách kết hợp nấm linh chi với một số loại thảo dược khác như cam thảo, atiso, kinh giới, ngân hoa, mật ong…

Nấm linh chi khi sử dụng kết hợp với mật ong không chỉ giúp tạo nên hương vị thơm ngon, dễ uống hơn mà còn giúp bồi bổ sức khỏe một cách toàn diện. Ngoài ra, hàm lượng vitamin C có trong mật ong cũng giúp cho cơ thể hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất trong nấm linh chi. Với cách kết hợp này thích hợp để dùng uống mỗi ngày mà không cần phải lo về bất cứ tác dụng phụ nào. Bên cạnh đó, tùy vào từng giai đoạn và từng loại bệnh khác nhau sẽ có liều lượng dùng khác nhau.

Những nội dung hữu ích vừa nêu chắc hẳn đã giúp bạn đọc có thêm thông tin về vị đắng của nấm linh chi có tác dụng gì và cách giảm vị đắng mà vẫn đảm bảo dược tính. Để được tư vấn cụ thể hơn về cách dùng và tác dụng của nấm linh chi vui lòng liên hệ Linh chi Trường Sinh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. https://nhathuoclongchau.com/bai-viet/tai-sao-nam-linh-chi-dang-va-vi-dang-cua-nam-linh-chi-co-tac-dung-gi-45124.html
  2. https://linhchitruongsinh.vn/nam-linh-chi-chua-duoc-benh-gi/
  3. https://linhchitruongsinh.vn/triterpenoid-va-tac-dung-cua-nam-linh-chi-cho-suc-khoe/