Hiện nay, nấm linh chi đang được sử dụng rộng rãi và trở thành một sản phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Trong tự nhiên, nam linh chi là loài thảo mộc có nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau. Vậy có tất cả bao nhiêu loại nấm linh chi? Hãy cũng Trường Sinh tham khảo những nội dung ngay sau đây. 

Nấm linh chi có mấy loại?

Trên thế giới hiện có nhiều loài nấm linh chi được phân loại theo những cách sau:

Nguồn gốc xuất xứ

– Nấm linh chi Việt Nam (nấm lim xanh): nấm mọc trên cây gỗ lim đã chết và là một trong những loại nấm rất quý của nước ta. Theo các nhà khoa học, nấm lim xanh có dược tính rất cao với tác dụng tăng cường bổ sức khỏe, hỗ trợ phòng ngừa nhiều loại bệnh.

– Nấm linh chi Hàn Quốc: xứ sở kim chi nổi tiếng với nhiều loại nấm linh chi khác nhau, được chăm sóc và xử lý theo phương pháp hiện đại để mang đến giá trị dược liệu cao về dinh dưỡng. Các loại nấm linh chi Hàn Quốc nổi tiếng nhất là: nấm linh chi vàng, nấm linh chi đỏ, nấm linh chi Thượng Hoàng, nấm cổ linh chi… 

– Nấm linh chi Nhật Bản: chủ yếu là nấm linh chi đỏ, tai nấm dày và cứng hơn nấm linh chi Việt Nam. Người Nhật nuôi trồng nấm linh chi trong thời gian dài gấp đôi các loại nấm linh chi khác trên thế giới, khi uống cũng có vị đắng hơn.

– Nấm linh chi Trung Quốc: các loại nấm linh chi có màu vàng nâu hoặc vàng xám, hình quả thận, ấn mạnh vào mặt trên thấy mềm và lõm xuống, thường được dùng để giả làm nấm linh chi Hàn Quốc. Tuy nhiên, trọng lượng của nấm linh chi Trung Quốc nhẹ hơn nấm Hàn Quốc rất nhiều, dễ bị mốc mọt và không đảm bảo về chất lượng dinh dưỡng bởi chủ yếu đây là những loại nấm không có nguồn gốc rõ ràng.

Màu sắc

Nam linh chi đỏ: còn gọi là Hồng chi, Xích chi hay Đơn Chi. Nấm có màu đỏ, vị đắng, tính bình, không độc. Trong các loại nấm linh chi trên thì linh chi đỏ là loại nấm có dược tính mạnh nhất, được sử dụng phổ biến trên thế giới.

Nấm linh chi đỏ (Nguồn: Linh Chi Trường Sinh)

– Nấm linh chi xanh: còn gọi là Thanh Chi hay Long chi. Nấm có màu xanh, vị chua, tính bình, không độc. 

Nấm linh chi xanh (Nguồn: Internet)

– Nấm linh chi vàng: còn gọi là Hoàng chi hay Kim chi. Nấm có màu vàng, vị hơi ngọt, tính bình, không độc.

Nấm linh chi vàng (Nguồn: Internet)

– Nấm linh chi trắng: còn gọi là Bạch chi hay Ngọc chi. Nấm có màu trắng, vị cay, tính bình, không độc. 

Nấm linh chi trắng (Nguồn: Internet)

– Nấm linh chi đen: còn gọi là Hắc chi hay Huyền chi. Nấm có màu đen, vị mặn, tính bình, không độc.

Nấm linh chi đen (Nguồn: Internet)

– Nấm linh chi tím: còn gọi là Tử chi hay Mộc chi. Nấm có màu tím vị ngọt, tính ôn, không độc. 

Nấm linh chi tím (Nguồn: Internet)

Không phải loại nấm linh chi nào cũng có tác dụng phòng trị bệnh 

Trong tự nhiên, thỉnh thoảng người dân sẽ gặp được những cây linh chi có kích thước lớn, thường gọi là “linh chi nghìn năm”. Theo khoa học, có rất nhiều loại linh chi nhưng không phải loại nào cũng có giá trị dược liệu. Linh chi chỉ có nhiều dược tính khi được thu hái đúng độ tuổi, chưa phát tán bào tử hoặc đang trong giai đoạn phát tán bào tử. Còn những loại “linh chi nghìn năm” trải qua nhiều chu kỳ phát tán bào tử, kết thúc một chu kỳ thì nấm sẽ chuyển hóa thành xenlulo nên tính dược liệu rất ít. Lại có những chủng linh chi là loài phá gỗ, không có tính dược liệu, thậm chí nếu mọc trên thân cây có độc thì bản thân nấm sẽ hấp thu chất độc đó, gây ngộ độc. Vì thế, ta không nên tùy tiện sử dụng những loại linh chi chưa qua kiểm nghiệm.

Trên thị trường, những giống nam linh chi của Việt Nam được nuôi trồng và kiểm nghiệm cũng như được cấp giấy chứng nhận về chất lượng. Kiểm nghiệm cho thấy, sản phẩm nam linh chi của Việt Nam có giá trị dược liệu tương đương sản phẩm chất lượng cao của Hàn Quốc, Nhật Bản. Do đó, người tiêu dùng hoàn toàn có thể sử dụng sản phẩm linh chi của Việt Nam để bảo vệ sức khỏe.

 

Nguồn: 

  1. https://bachthao.net/cac-loai-nam-linh-chi-va-cach-phan-biet-that-gia/#Cac_loai_Nam_Linh_Chi
  2. https://linhchitruongsinh.vn/cac-loai-nam-linh-chi-chinh/
  3. https://linhchitruongsinh.vn/hoi-dap-voi-chuyen-gia/